Mục lục
- 1 6 thay đổi mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 gồm:
- 1.1 1. Kéo dài thời gian thực tập kỹ năng Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm
- 1.2 2. Tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng vào Nhật
- 1.3 3. Yêu cầu cấp phép cho các nghiệp đoàn Nhật Bản
- 1.4 4. Thành lập cơ quan quản lý chương trình TTS kỹ năng (OTIT)
- 1.5 5. Chứng nhận kế hoạch thực tập sinh kỹ năng
- 1.6 6. Tiêu chuẩn chứng nhận đối với tổ chức phái cử
- 2 Hồ sơ tham gia ứng tuyển
Sắp tới đây, khi Bản ghi nhớ MOC chính thức có hiệu lực sẽ có 6 Thay đổi mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018. Có 6 thay đổi lớn trong Luật mới đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội của Việt Nam ký kết với Bộ Lao động – Y tế – Phúc lợi Nhật Bản. 6 điều chỉnh trong Luật mới này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới các bạn thực tập sinh, cơ quan phái cử, nghiệp đoàn cũng như công ty tiếp nhận tại Nhật Bản.
Xem thêm: Tin mới nhất: Tu nghiệp sinh có thể làm việc tại Nhật tối đa 10 năm
Xem thêm: Các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản làm xây dựng phí thấp
6 thay đổi mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 gồm:
1. Kéo dài thời gian thực tập kỹ năng Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm
Đây có lẽ là tin đáng mừng nhất đối với các bạn thực tập sinh Nhật Bản khi thời gian của chương trình thực tập sinh kỹ năng sẽ được tăng lên tối đa là 5 năm đối với tất cả các nhóm ngành nghề. Theo đó, chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3 (năm thứ 4 – 5) sẽ được áp dụng đối với tất cả các thực tập sinh kể cả các thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, để có thể chuyển sang chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3, công ty tiếp nhận phải được đánh giá là công ty tốt theo tiêu chuẩn đánh giá mới đồng thời thực tập sinh phải thi đỗ phần thi thực hành của kỳ kiểm định tay nghề kỹ năng cấp độ 3. Nếu đạt đủ hai điều kiện trên, thực tập sinh đã kết thúc chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3 sẽ phải về nước ít nhất là 1 tháng trước khi quay lại Nhật để bắt đầu làm việc năm thứ 4 và năm thứ 5.
2. Tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng vào Nhật
Trước đây, số lượng thực tập sinh mà mỗi công ty tiếp nhận tại Nhật được phép tiếp nhận đều bị kiểm soát trong một hạn mức nhất định. Năm 2018, khi luật mới được áp dụng sẽ nới lỏng hơn một chút về số lượng tiếp nhận của các đơn vị này. Cụ thể như sau:
- – Đối với các công ty tiếp nhận thực hiện xuất sắc, số thực tập sinh được tiếp nhận gấp đôi so với các công ty tiếp nhận thông thường.
- – Công ty tiếp nhận có 30 nhân viên chính thức hoặc ít hơn: được tiếp nhận tối đa 3 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 31 đến 40 nhân viên chính thức: được tiếp nhận tối đa 4 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 41 đến 50 nhân viên chính thức: được tiếp nhận tối đa 5 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 51 đến 100 nhân viên chính thức: được tiếp nhận tối đa 6 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 101 đến 200 nhân viên chính thức: được tiếp nhận tối đa 10 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 201 đến 300 nhân viên chính thức: được tiếp nhận tối đa 15 thực tập sinh.
- – Công ty tiếp nhận có từ 301 nhân viên chính thức trở lên: được tiếp nhận tối đa số lượng TTS = 1/20 nhân viên chính thức.
3. Yêu cầu cấp phép cho các nghiệp đoàn Nhật Bản
- – Là pháp nhân Nhật bản hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- – Là đơn vị có đủ năng lực để quản lý đúng quy định theo các tiêu chuẩn được quy định.
- – Là đơn vị có năng lực tài chính cơ bản để vận hành việc quản lý một cách đúng đắn.
- – Có biện pháp để quản lý thông tin cá nhân một cách phù hợp.
- – Có các biên pháp đối với cán bộ bên ngoài hoặc kiểm toán từ bên ngoài.
- – Ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài việc sắp xếp cho thực tập sinh nước ngoài nahapj cảnh vào Nhật Bản.
- – Người đứng tên cho nghiệp đoàn phải là người có đủ năng lực để quản lý đúng quy định.
4. Thành lập cơ quan quản lý chương trình TTS kỹ năng (OTIT)
Do JITCO là một tổ chức pháp nhân công ích không thuộc cơ quan nhà nước tiến hành việc thanh tra tại chỗ mà không có bất kỳ thẩm quyền pháp lý nào nên trong Luật mới 2018 sẽ thành lập cơ quan quản lý chương trình TTS kỹ năng gọi tắt là OTIT. Đơn vị này sẽ có những nhiệm vụ sau:
- – Phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng
- – Chấp nhận đăng ký của các công ty tiếp nhận mới
- – Kiểm tra, giám sát hoạt động của nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác
- – Yêu cầu công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác báo cáo về tình hình thực tập sinh (1 năm 1 lần đối với các tổ chức quản lý và 3 năm 1 lần đối với công ty tiếp nhận)
- – Hướng dẫn và hỗ trợ cho các thực tập sinh kỹ năng tại Nhật
5. Chứng nhận kế hoạch thực tập sinh kỹ năng
Trong Luật mới 2018, có một thay đổi rất mới đó là việc chứng nhận kế hoạch thực tập sinh kỹ năng. Kế hoạch thực tập sinh kỹ năng phải được trình để xin chứng nhận trước khi tiếp nhận đối với từng trường hợp thực tập sinh. Theo đó, khi thực tập sinh thi đạt trong kỳ kiểm định tay nghề lần thứ 1 (năm 1) và lần thứ 2 (năm thứ 3) đều sẽ có giấy chứng nhận tay nghề.
Điều kiện chứng nhận kế hoạch thực tập kỹ năng:
- – Các kỹ năng mà thực tập sinh tiếp thu được là kỹ năng khó có thể tiếp nhận tại nước sở tại.
- – Mục đích và nội dung thực tập kỹ năng phải phù hợp với từng loại hình thực tập.
- – Thời gian thực tập kỹ năng số 1 tối đa 1 năm, thời gian thực tập kỹ năng số 2 tối đa là 2 năm và thời gian thực tập kỹ năng số 3 tối đa là 2 năm.
- – Thực tập sinh phải hoàn thành được nội dung kiểm tra của kỳ thi kỹ năng số 1 mới được tiếp tục chương trình thực tập kỹ năng số 2 và phải đạt nội dung kiểm tra của kỳ thi kỹ năng số 2 mới được tiếp tục chương trình thực tập kỹ năng số 3.
- – Tổ chức kiểm tra đánh giá thực tập sinh trước khi thực tập sinh hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng.
- – Có cơ sở vật chất phù hợp và có người chịu trách nhiệm hướng dẫn thực tập sinh thực hiện chương trình TTS kỹ năng theo quy định.
- – Các tổ chức quản lý (nghiệp đoàn) muốn cấp chứng nhận thực tập kỹ năng phải là đơn vị đã được hướng dẫn lên kế hoạch thực tập kỹ năng.
- – Chế độ đãi ngộ đối với thực tập sinh kỹ năng phải đáp ứng các điều kiện quy định.
- – Trường hợp xin phép thực tập kỹ năng số 3 thì người xin phép phải đáp ứng điều kiện là xuất sắc theo đúng quy định.
- – Trường hợp người xin phép tiến hành thực tập kỹ năng cho nhiều thực tập sinh kỹ năng cùng lúc trong thời gian thực tập kỹ năng thì số thực tập sinh không được vượt quá số lượng quy định.
6. Tiêu chuẩn chứng nhận đối với tổ chức phái cử
Có 10 tiêu chuẩn chứng nhận đối với tổ chức phái cử mới như sau:
- – Là tổ chức có đủ năng lực thực hiện đưa thực tập sinh sang Nhật Bản được cơ quan nhà nước của nước phái cử giới thiệu.
- – Quy định rõ ràng công khai về tiền dịch vụ và các khoản phí khác thu của thực tập sinh.
- – Tuyển chọn và đưa sang Nhật những thực tập sinh có ý thức hiểu rõ về mục đích ý nghĩa của chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
- – Có chế độ hỗ trợ thực tập sinh sau khi về nước như hỗ trợ việc làm, tư vấn đầu tư, … để thực tập sinh có thể phát huy các kỹ năng học được tại Nhật một cách tốt nhất.
- – Tuân thủ các yêu cầu và hợp tác với Bộ, ban ngành về các vấn đề liên quan đến thực tập sinh.
- – Thực hiện việc phái cử thực tập sinh theo luật và quy định của nước phái cử.
- – Trong vòng 5 năm, tổ chức và nhân viên không bị kết án tù hoặc các hình phạt nghiêm trọng hơn hoặc các hình phạt tương tự theo Luật và quy định của nước phái cử.
- – Trong vòng 5 năm, không có các hành vi như làm giả giấy tờ liên quan đến thực tập sinh.
- – Trong vòng 5 năm, không kiểm soát tiền hoặc bất kỳ tài sản nào của thực tập sinh hoặc của người thân của thực tập sinh liên quan đến phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, bất kể việc thu tiền ký quỹ hay các khoản danh nghĩa nào.
- – Trong vòng 5 năm, liên quan đến hợp đồng thực tập sinh, không ký hợp đồng có điều khoản xử phạt hay hợp đồng chuyển tiền hoặc các tài sản khác một cách không hợp lý.
Trên đây là 6 Thay đổi mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018. Với những thay đổi này, người được hưởng lợi nhất chính là thực tập sinh. Đồng thời, chính bản thân các bạn thực tập sinh cũng cần hiểu rõ ý nghĩa cũng như mục đích của chương trình thực tập sinh kỹ năng và luôn cố gắng hết mình khi làm việc tại Nhật Bản.
Chúc các bạn thực tập sinh Việt Nam sẽ luôn tỏa sáng tại đất nước mặt trời mọc!
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước
Hồ sơ tham gia ứng tuyển
>> Xem thêm tại: Quy trình thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Hoàng Long CMS