[BÁO DÂN SINH] Xã nghèo "thay da đổi thịt" nhờ xuất khẩu lao động Đài Loan - Hoàng Long CMS - Xuất khẩu lao động Nhật Bản

096 224 1616

[BÁO DÂN SINH] Xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ xuất khẩu lao động Đài Loan

Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) Đài Loan không chỉ là một hướng đi thoát nghèo, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho không ít người dân xã Châu Sơn (Ba Vì, Hà Nội).

Làm giàu từ xuất khẩu lao động Đài Loan

Châu Sơn là một xã nhỏ nằm ở ven bờ sông Hồng, thuộc huyện Ba Vì, TP. Hà Nội với 1.352 hộ với 4.830 nhân khẩu. Là xã thuần nông, không có nghề phụ, diện tích đất nông nghiệp ít, nên để tìm ra hướng đi phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, từ lâu chính quyền và nhân dân xã Châu Sơn coi XKLĐ là một trong những hướng đi chính để phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nâng cao đời sống của người dân trong xã.

Trái với hình ảnh nghèo đói trước đây, diện mạo xã Châu Sơn đã có sự thay da đổi thịt mạnh mẽ, mà không phải vùng nông thôn nào cũng có được. Bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Hạc Sơn, xã Châu Sơn), người có 15 năm đi XKLĐ tại Đài Loan cho biết, hơn chục năm trước cuộc sống của gia đình bà cũng như nhiều hộ trong thôn Hạ Sơn rất vất vả, cấy lúa, trồng rau, chăn lợn mãi cũng chẳng thể thoát nổi cái nghèo. Đầu năm 2000, hai vợ chồng vay mượn khắp nơi để đủ tiền cho bà sang Đài Loan (Trung Quốc) làm việc. “Ở bên đó tôi làm giúp việc cho một gia đình khá giả, tiền lương mỗi tháng được khoảng 14-15 triệu đồng đều đặn gửi về nhà để chồng trả nợ và nuôi con”.

XKLĐ là một hướng thoát nghèo cho nông dân xã Châu Sơn

Chỉ sau 5 năm đi XKLĐ, không chỉ đủ tiền trả số nợ vay trước đó, gia đình bà còn dành dụm được một khoản tiền để xây ngồi nhà 3 tầng khang trang. Khi hết hạn hợp đồng, bà Hậu quyết định tiếp tục làm thủ tục đi XKLĐ. Mãi đến năm 2015, khi cảm thấy sức khỏe đã giảm sút, kinh tế gia đình đã ổn định bà mới về nước an dưỡng tuổi già bên con cháu.

>> Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC ĐƠN HÀNG ĐÀI LOAN DÀNH CHO NAM HOT NHẤT

Tương tự trường hợp của bà Hậu, chị Phạm Thị Bích đi XKLĐ sang Đài Loan từ năm 2001 đến năm 2007 mới về. Sau 6 năm làm việc ở xứ người, số tiền kiếm được khi về quê cũng đủ cho chị tạo dựng một cuộc sống mới. Ở nhà, anh Tuấn chồng chị chăm sóc 2 đứa con nhỏ. Đến năm 2006, cuộc sống gia đình đã cải thiện được nhiều, chị về hẳn. Bây giờ, vợ chồng anh chị đã có cơ ngơi khang trang và cuộc sống ổn định.

Nhìn về những dãy nhà cao tầng, khang trang mọc lên ngày một nhiều trong xã, ông Nguyễn Hữu Kỳ, trưởng thôn Hạc Sơn, xã Châu Sơn tự hào nói: “Xã Châu Sơn thực sự thay da đổi thịt như ngày hôm nay, chính là nhờ vào XKLĐ. Trong những năm trở lại đây, có được nhiều nhà cao tầng khang trang, đường xá sạch đẹp thế này phần nhiều do tiền người đi làm ở nước ngoài gửi về cả”.

Đưa chúng tôi đi một vòng quanh thôn ông Kỳ chia sẻ, trước đây thu nhập của người dân chủ yếu trông chờ vào hai vụ lúa và một vụ màu. Bởi vậy mà dù chịu thương, chịu khó đến mấy, cuộc sống của người dân vẫn đói nghèo, khó khăn làm cật lực thu nhập cũng chỉ vài triệu đồng/tháng. Công việc theo thời vụ khó giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Mọi thứ chỉ thực sự thay đổi từ khi người dân trong xã có phong trào đi XKLĐ từ khoảng đầu những năm 1997.

Bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Hạc Sơn, xã Châu Sơn) bên căn nhà cao tầng từ số tiền tích cóp được khi đi xuất khẩu lao động

Cũng theo ông Kỳ, do ý thức được nỗi khổ nơi quê nhà, các nông dân xã Châu Sơn đều cố gắng tích cóp để có tiền trả nợ, đa số người làng đi XKLĐ đều thắt chặt những sinh hoạt, tiết kiệm chi phí hết mức. Hơn ai hết, họ hiểu được giá trị của đồng tiền. Để thực hiện giấc mơ thoát nghèo, họ đã phải đánh đổi mồ hôi nước mắt, cùng nỗi nhớ quê hương da diết nơi đất lạ.

>> Đọc ngay: Cách tính tiền lương cho lao động làm việc tại Đài Loan mới nhất 2020

XKLĐ giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7% xuống còn 3,2%

Theo số liệu thống kê của UBND xã Châu Sơn (huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) hiện toàn xã đang có 350 người đi XKLĐ tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia thuộc thị trường Trung Đông, EU. Tính đến nay, toàn xã Châu Sơn đã có trên 2.000 lượt lao động được xuất khẩu sang nước ngoài làm việc, thời kỳ cao điểm nhất, xã có tới 60% số hộ gia đình có con em đi XKLĐ với trên 700 người.

Theo đánh giá của ông Lê Chí Năm – Chủ tịch UBND xã Châu Sơn, số lao động đi làm việc ngoài nước đã tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế – xã hội ở địa phương, tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân nói chung, người lao động nói riêng. XKLĐ đã mang lại nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình, tạo nguồn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn và làm cho diện mạo xã Châu Sơn khởi sắc từng ngày.

Ông Năm cho biết, thực tế XKLĐ đã giúp Châu Sơn giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 7% năm 2013 xuống còn 3,2% hiện nay. So với làm ruộng thì XKLĐ đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần. Bởi vậy, ở Châu Sơn không hiếm trường hợp đi trên chục năm mới về, nhiều người đi 3-4 lần. Theo thống kê của UBND xã Châu Sơn, hiện toàn xã có trên 50% số hộ xây được nhà cao tầng, nhà kiên cố, nhiều hộ xây biệt thự 3-4 tầng, rộng cả trăm mét vuông.

Những dãy nhà cao tầng, khang trang mọc lên ngày một nhiều trong xã Châu Sơn nhờ phong trào XKLĐ

>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn Nhật Bản hay Đài Loan để đi xuất khẩu lao động?

Những quyền lợi người lao động được hưởng khi làm việc tại Đài Loan

Là một xã giàu lên rất nhanh nhờ việc người dân đi XKLĐ nhưng không phải không có hệ lụy. Bởi nhiều gia đình cả bố mẹ đều ở nước ngoài, con cái phó mặc cho ông bà, thiếu người giáo dục kèm cặp. Hơn nữa, sẵn tiền bố mẹ gửi đều đặn về hàng tháng, nhiều đứa con có tư tưởng chơi bời hư hỏng.

Cũng có nhiều thanh niên đi XKLĐ từ khi còn quá trẻ, sang nước sở tại lại mải chơi không chịu làm việc, dần dà sa đà vào các tệ nạn xã hội. Điều này dẫn đến việc người sử dụng lao động ở nước sở tại chấm dứt hợp đồng sớm, bị trục xuất về nước. Như vậy đồng nghĩa với việc không trả được nợ, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh bế tắc.

Ngoài ra, những người đi XKLĐ đến lúc trở về, việc tái hòa nhập cộng đồng rất khó khăn. Bởi họ đã quen với công sức bỏ ra có thu nhập cao, không quen với việc đồng áng đầu tắt mặt tối mà không đủ sống tại quê hương. Một bộ phận nhỏ những thanh niên này trở thành người lông bông không việc làm tại chính quê hương của họ.

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp hiếm hoi, cá biệt còn XKLĐ vẫn là hướng đi đúng để phát triển kinh tế gia đình và địa phương. “Xã vẫn xác định việc đi XKLĐ là một hướng thoát nghèo cho nông dân và tạo mọi điều kiện cho người dân đi XKLĐ”, ông Lê Chí Năm khẳng định.

Để người dân có cơ hội ra nước ngoài làm việc, chính quyền xã Châu Sơn tiếp tục tạo điều kiện cho người đi XKLĐ vay tiền từ nguồn vốn quỹ của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ. Đẩy mạnh hỗ trợ người lao động tìm kiếm thông tin về công việc, thị trường lao động, tiếp cận được với những cơ sở uy tín, thăm dò thị trường các quốc gia có nhu cầu tuyển lao động. Đồng thời, những người đi XKLĐ trở về còn hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ đầu tư kinh doanh sản xuất để XKLĐ thực sự trở thành giải pháp để thoát nghèo bền vững của xã Châu Sơn, huyện Ba Vì.

Theo Báo Dân sinh

✿ ĐỂ TRÁNH MẤT THÊM PHÍ TRƯỚC KHI CHƯA TRÚNG TUYỂN TẠI HOÀNG LONG CMS:

➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOT-LINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP <TV> GỬI –> 096 224 1616 CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!

—————————–

🏠 THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:

📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)

🏠 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌐 Fanpage: Hoàng Long CMS – Xuất khẩu lao động Nhật Bản

🌐 Website: https://hoanglongcms.net

🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB

🌐 Zalo: https://zalo.me/424376215460826306

Người lao động cần biết

Lịch phỏng vấn

Fanpage Facebook