[CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC & VIỆC LÀM]
EM NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH CHIA SẺ KINH NGHIỆM THỰC TẾ THAM GIA PHỎNG VẤN ONLINE ĐƠN HÀNG CHẾ BIẾN ĐỒ ĂN SẴN
Tham gia phỏng vấn là một trong những điều kiện quyết định bạn có đỗ đơn hàng hay không. Chính vì tính chất quan trọng của nó nên không ít người cảm thấy lo lắng, hoang mang dẫn đến trả lời thiếu tự tin, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vừa trải qua buổi phỏng vấn đơn hàng Chế biến đồ ăn sẵn làm việc tại Mie, Nhật Bản – em Ngọc Bích, 18 tuổi, đến từ Hải Dương đã có những chia sẻ hết sức chân thực về trải nghiệm đáng nhớ của mình. Các bạn hãy cùng theo dõi, xem Bích đã trải qua buổi phỏng vấn như thế nào nhé!
Ứng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích ( 18 tuổi, Hải Dương) Thi tuyển đơn hàng Chế biến đồ ăn sẵn
“Cùng tham gia thi tuyển đơn hàng này với em có thêm 6 bạn nữ. Hầu hết các bạn đều có tâm lý chung là hồi hộp, lo lắng trước khi tham gia phỏng vấn với người Nhật, và em cũng không ngoại lệ. Đơn hàng này thi tuyển online, nhưng trong phòng chờ đến lượt phỏng vấn, không khí cũng rất căng thẳng.” – Bích chia sẻ.
Các bạn thân mến, trong phòng chờ ngồi đợi đến lượt phỏng vấn, chắc hẳn các bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi hiện ra trong đầu như “không biết nhà tuyển dụng có khó tính không?”, “liệu mình có qua không?”, “họ sẽ hỏi mình phần nào?”… Tất cả những lo lắng đó sẽ chỉ khiến bạn càng hoang mang hơn và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc quên hết những gì bạn đã ôn tập. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phải giữ bình tĩnh trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Hãy hít một hơi thật sâu, chọn một tư thế ngồi thoải mái, uống một chút nước, nhìn ra chỗ có chậu cây xanh,…. Dù là cách nào đi nữa, thì mục đích của cùng là để bạn quên đi cái không khí căng thẳng ở buổi phỏng vấn. Một khi tinh thần bạn đã thoải mái, hãy điểm qua lại những gì bạn đã ôn tập một cách tóm tắt nhất. Như vậy bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn.
Các bạn cùng thi tuyển đơn hàng Chế biến đồ ăn sẵn cùng Bích
Hiện tại có 2 hình thức phỏng vấn đi Nhật phổ biến là phỏng vấn online và phỏng vấn trực tiếp. Mỗi hình thức phỏng vấn đều có những vấn đề cần lưu ý khác nhau. Với hình thức phỏng vấn online người lao động sẽ có các lợi thế như:
- – Không phải chịu áp lực từ việc phải đối diện trực tiếp với chủ xí nghiệp, đặc biệt với những bạn kém tự tin hoặc ngại đám đông
- – Số lượng câu hỏi phỏng vấn sẽ giới hạn hơn và đa phần được ôn tập từ trước
- – Bài thi thực hành đơn giản, có thể tránh được các bài thể lực khó
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như thế. Buổi thi tuyển mà Bích trải qua là một minh chứng rõ nét nhất: “ Trong 25 phút phỏng vấn, các bác người Nhật hỏi em khoảng 20 câu hỏi, chị phiên dịch hỏi thêm 2 câu nữa. Sau khi em trả lời hết hơn 20 câu hỏi đó, các bác có yêu cầu em hỏi lại. Với các bạn khác chỉ hỏi 2 câu, bác trả lời xong là xong. Nhưng với em, khi em đặt 2 câu hỏi, bác người Nhật lại yêu cầu em hỏi tiếp và liên tục hỏi – đáp.” – Nhắc lại về buổi phỏng vấn, Bích hồi hộp.
Với mỗi nghiệp đoàn, xí nghiệp sẽ có những yêu cầu và cách thức tuyển dụng khác nhau. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan dù hình thức phỏng vấn là trực tiếp hay online. Các bạn không nên chủ quan hoặc quá căng thẳng, 2 trạng thái này đều không phải là trạng thái tốt khi bước vào buổi phỏng vấn.
Nhắc lại về buổi phỏng vấn của mình, Bích chia sẻ: “ Thời gian không quá dài nhưng lượng thông tin, câu hỏi trao đổi trong cuộc phỏng vấn của em khá nhiều. Trước khi tham gia phỏng vấn em thấy rất hồi hộp, lo lắng; nhưng khi bước vào phòng thi online, em đã cố gắng giữ bình tĩnh để trả lời câu hỏi một cách tốt nhất. Luôn nở nụ cười tươi, trả lời câu hỏi một cách chân thành nhất có thể.“
Khi được hỏi chi tiết về những câu hỏi – câu trả lời mà Bích nhận được trong buổi phỏng vấn, em nói:
“Sau khi hoàn thành phần chào hỏi, giới thiệu bản thân thì em nhận được những câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
Em không nhớ chính xác từng câu hỏi cụ thể, có một số câu hỏi như:
- – Trước đây bạn đã từng làm công việc gì?
- – Ở công ty cũ được nghỉ bao nhiêu ngày/ tháng?
- – Mức lương ở công ty cũ được được bao nhiêu?
- – Từ lúc ra trường đến giờ tích lũy được bao nhiêu tiền?
- – Bạn có chắc chắn mình sẽ đỗ đơn hàng này không?
- – Dựa vào đâu mà bạn tự tin vào bản thân mình như thế?
(…)
Khi được bác người Nhật yêu cầu hỏi ngược lại, câu hỏi mà em gửi đến các bác người Nhật là:
- – Khoảng cách khu nhà ở tới siêu thị có gần không? để cháu có thể tiện mua sắm đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng?
- – Trong quá trình làm việc nếu thực tập sinh việt nam mắc lỗi thì có bị phạt không?
- – Bác thấy Thực tập sinh sang Nhật làm việc như thế nào?
Sau khi trả lời xong, em đang định chào thì bác ấy lại yêu cầu ngồi xuống và cười thật tươi lên (cười tươi trong vòng 1 phút).”
Ở phần trả lời câu hỏi với nhà tuyển dụng, việc trả lời đúng ý, không lệch trọng tâm câu hỏi là điều vô cùng quan trọng để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Các câu hỏi sẽ chủ yếu xoay quanh vấn đề đơn hàng, công việc, mong muốn và nguyện vọng của bạn sau khi sang Nhật Bản làm việc. Thường thì những câu hỏi này sẽ các bạn ứng viên sẽ được đơn vị cung ứng nhân lực chuẩn bị, hướng dẫn trước.
Bích chụp ảnh cùng cán bộ tuyển sinh
“Em được biết nghiệp đoàn này khá là “Khó tính” – nhưng câu hỏi mang tính chất phổ biến sẽ bị chặn ngay trước khi được đưa ra. Vì vậy, trước buổi phỏng vấn một ngày – em đã chủ động liên hệ với cán bộ tuyển sinh của mình để được hỗ trợ, chuẩn bị thêm những câu hỏi. Dù kết quả thế nào thì em cũng tin là mình đã cố gắng và làm hết sức có thể rồi.” – Cô gái bé nhỏ thở phào.
Nói qua về Bích, đây là một cô gái trẻ trung, xinh xắn và tràn đầy năng lượng. Trong suốt buổi trò chuyện em luôn nở nụ cười tươi, ánh mắt sáng lấp lánh. Một cô gái 18 tuổi, vừa tốt nghiệp cấp 3 đã lựa chọn vào làm việc tại một công ty ở gần nhà. Không may mắn, công ty em làm bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hậu quả mà Covid 19 để lại, em buộc phải nghỉ làm. Thời gian ở nhà, em và gia đình, đặc biệt là bố của Bích đã quyết định tìm kiếm cơ hội làm việc tại đất nước Nhật Bản. Bích tâm sự: “ Bố là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với em. Từ nhỏ, mọi chuyện em đều chia sẻ và xin lời khuyên từ bố. Bố em là một người nghiêm khắc, nhưng rất thương con và mong muốn lựa chọn điều tốt nhất cho các con của mình.” – Có lẽ chính vì vậy, mà trong cuộc phỏng vấn khi nhận thông báo trúng tuyển – Nhà tuyển dụng phía Nhật Bản yêu cầu các ứng viên gọi điện về thông báo cho gia đình để xác nhận xem gia đình có đồng ý cho các bạn sang Nhật làm việc – xa nhà 3 năm hay không, không ngần ngại Bích gọi ngay cho bố.
“ Lẽ ra lúc nhận được thông báo trúng tuyển em chỉ thấy vui mừng thôi. Đang vui mừng, hồi hộp thì nhận được yêu cầu gọi điện về thông báo cho gia đình ngay nên em cảm thấy vui quá, báo cho gia đình biết cảm giác hạnh phúc quá luôn, lúc này em còn suýt khóc vì vui nữa. Gọi về cho bố, bố em vui lắm, bố em hỏi bao giờ em về để bố em đi đón.” – Bích xúc động chia sẻ.
Quyết định đi làm việc tại Nhật bản, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải xa nhà trong thời gian từ 3 – 5 năm. Thời gian này nói dài thì rất dài, nhưng nói ngắn cũng đúng. Sẽ rất dài nếu như đằng sau bạn là cả 1 gia đình đang trông ngóng, chờ đợi bạn mang theo “quả ngọt” trở về, và cũng sẽ rất ngắn nếu bạn chăm chỉ, tập trung vào công việc để tích lũy tài chính, kinh nghiệm và trở về. Quyết tâm đi Nhật làm việc, chúng ta phải xác định được rõ không có con đường nào dễ dàng và bằng phẳng. Chúng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực vì tương lai của chính mình và vì những người thân yêu đang dõi theo ta.
Bích đã trải qua một quốc phỏng vấn có lẽ là đầy cảm xúc với em, hồi hộp, lo lắng trước khi thi tuyển; vững vàng, kiên định và tự tin khi trả lời phỏng vấn; vui mừng vỡ òa khi biết mình đã trúng tuyển, và niềm hạnh phúc nhân đôi khi ngay lập tức em được chia sẻ niềm vui này với gia đình, với người bố mà em vô cùng yêu thương, kính trọng.
Như vậy, qua chia sẻ của Bích, chúng ta có thể thấy để vượt qua các nhà tuyển dụng là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ càng và những kinh nghiệm vàng được đúc rút trong suốt hành trình 24 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản chúng tôi sẽ giúp các bạn dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng Nhật Bản:
Một số điều đặc biệt lưu ý khi tham gia phỏng vấn với nhà tuyển dụng Nhật Bản như:
- – Thành thục kính ngữ khi nói chuyện, bày tỏ được thái độ khiêm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp mặt, chào khi tạm biệt cũng như thái độ biết ơn khi người ta đã dành thời gian tiếp xúc, phỏng vấn với mình
- – Giới thiệu bản thân rõ ràng, mạch lạc. Thể hiện thái độ vui vẻ, tươi tắn, điều này vô cùng quan trọng vì được đánh giá là người hòa đồng, tích cực.
- – Luôn giữ bình tĩnh, tự tin và nhìn về phía nhà tuyển dụng để thể hiện bản thân luôn chú tâm vào buổi phỏng vấn, lắng nghe câu hỏi.
- – Đưa ra câu trả lời đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi, không lan man, dài dòng gây mất tập trung.
- – Nhớ kỹ thông tin đã đề cập trong CV (nếu có) vì điều này chứng minh sự trung thực của bản thân. Điều cấm kỵ khi phỏng vấn chính là trả lời thông tin khác hoàn toàn với nội dung đã viết, làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- – Tác phong, trang phục, cách đi đứng cũng rất quan trọng. Do đó luôn chuẩn bị cho mình một bộ trang phục tươm tất, sạch sẽ, đây sẽ là điểm cộng rất lớn mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu thích.
Hy vọng bài viết này có thể truyền động lực, giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn, thi tuyển đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
✿ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI HOÀNG LONG CMS:
➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOTLINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!
➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP <TV> GỬI –> 096 224 1616 CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!
—————————–
🏠 THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:
📞 Hotline: 096 224 1616 (24/7)
🏠 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
🌐 Website: https://hoanglongcms.com
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@hoanglongcms
🌐 Zalo: https://zalo.me/424376215460826306